Địa lý Cực nam Mặt Trăng

Cực nam Mặt Trăng nằm ở vị trí tâm của vòng cực nam (80°N tới 90°N).[2][4] Cực nam Mặt Trăng đã dịch chuyển 5 độ từ vị trí ban đầu của nó cách đây hàng tỉ năm trước.[cần dẫn nguồn] Sự dịch chuyển này đã thay đổi trục quay của Mặt Trăng, cho phép ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những khu vực nằm trong bóng tối trước đây, nhưng cực nam Mặt Trăng vẫn có một số khu vực nằm trong bóng tối hoàn toàn. Trục quay Mặt Trăng hợp với mặt phẳng hoàng đạo một góc 88,5 độ. Ngược lại, tương tự cực nam cũng chứa những khu vực thường trực nằm trong sự chiếu sáng của ánh sáng Mặt Trời. Vùng cực nam chứa nhiều miệng hố và bồn địa, chẳng hạn bồn địa Nam Cực–Aitken, dường như là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của Mặt Trăng,[5] và những ngọn núi, chẳng hạn như Đỉnh Epsilon ở độ cao 9050 km, cao hơn bất kỳ ngọn núi nào trên Trái Đất[6] Nhiệt độ trung bình ở cực nam Mặt Trăng xấp xỉ 260 K (−13 °C; 8 °F).[5]

Vùng cực nam Mặt Trăng, ảnh được ghi bởi máy đo Diviner.

Miệng hố

Trục quay của Mặt Trăng đi qua hố Shackleton. Những miệng hố đáng chú ý gần cực nam Mặt Trăng nhất, trong đó có những hố bóng tối vĩnh cửu bao gồm hố De Gerlache, Sverdrup, Shoemaker, Faustini, Haworth, Nobile, và Cabeus.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cực nam Mặt Trăng //doi.org/10.1016%2Fj.icarus.2014.08.013 http://www.nasaimages.org/luna/servlet/detail/nasa... https://www.fossweb.com/delegate/ssi-wdf-ucm-webCo... https://www.space.com/5018-nasa-takes-aim-moon-dou... https://xefer.com/2011/10/lunar-arctic-circle https://ui.adsabs.harvard.edu/abs/1995LPI....26.13... https://ui.adsabs.harvard.edu/abs/2014Icar..243...... https://www.nasa.gov/mission_pages/LRO/multimedia/... https://astrogeology.usgs.gov/search?pmi-target=mo... https://web.archive.org/web/20111102161816/https:/...